Sức khỏe tài chính cá nhân là gì?
Sức khỏe tài chính cá nhân là một chỉ số tổng quan phản ánh tình hình tài chính của một cá nhân, dựa trên ba yếu tố cơ bản: chi tiêu, tiết kiệm, và đầu tư. Chỉ số này thay đổi theo biến động của thị trường và tình hình kinh tế trong và ngoài nước.
Việc hiểu rõ và kiểm tra một cách chi tiết sức khỏe tài chính cá nhân có thể đóng vai trò như một chiếc phao cứu sinh, là cơ sở giúp bạn ứng phó kịp thời với những biến cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Tại sao cần kiểm tra sức khỏe tài chính cá nhân?
Kiểm tra sức khỏe tài chính thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn, từ đó có thể theo dõi các khoản tiết kiệm, điều chỉnh hướng đầu tư kịp thời để hướng tới sự ổn định tài chính. Cụ thể, việc này mang lại những lợi ích sau:
- Phòng tránh rủi ro: Có hơn 60% người Việt Nam không có đủ tiền tiết kiệm để đối phó với những rủi ro trong cuộc sống, theo một khảo sát của Standard Chartered vào năm 2022. Nếu sức khỏe tài chính của bạn đủ tốt, bạn có thể sẽ dễ dàng ứng phó hơn và không phải đối mặt với quá nhiều khó khăn khi rủi ro xảy đến.
- Tối ưu chi tiêu: Việc kiểm tra sức khỏe tài chính giúp bạn quản lý chi tiêu hàng tháng chặt chẽ hơn, đồng thời giúp bạn sử dụng số tiền tiết kiệm của mình trong những mục đích đầu tư phù hợp hơn.
- Xây dựng cuộc sống độc lập, tự chủ: Kiểm tra sức khỏe tài chính cá nhân giúp bạn tự chủ về tài chính, từ đó có thể xây dựng một cuộc sống độc lập với kế hoạch chi tiêu, tích lũy và đầu tư rõ ràng. Quản lý tài chính tốt là bước đệm quan trọng để bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu tự do tài chính.
Các chỉ số để kiểm tra sức khỏe tài chính cá nhân
Chỉ số nợ
Chỉ số nợ giúp xác định tỷ lệ tổng nợ so với tài sản. Đây là một công cụ được các tổ chức tài chính như ngân hàng và công ty cho vay tín chấp sử dụng để kiểm tra khả năng vay của khách hàng. Chỉ số này bao gồm các chỉ số như nợ trên tài sản, nợ trên thu nhập và khả năng thanh toán dịch vụ tín chấp.
Công thức: Chỉ số nợ = Tổng nợ / Tổng tài sản
Chỉ số nợ thường được dùng để kiểm tra khả năng trả nợ của người vay và dự đoán độ tín nhiệm của họ trong tương lai.
Chỉ số tiết kiệm
Chỉ số tiết kiệm thể hiện tỷ lệ phần trăm tiết kiệm trên tổng thu nhập sau thuế.
Công thức: Chỉ số tiết kiệm = Số tiền tiết kiệm / Thu nhập sau thuế
Nếu chi tiêu vượt quá thu nhập, chỉ số tiết kiệm có thể âm, điều này cảnh báo về tình trạng sức khỏe tài chính. Các chuyên gia tài chính khuyến nghị dành ít nhất 10% thu nhập hàng tháng cho tiết kiệm để duy trì sức khỏe tài chính cá nhân.
Chỉ số đầu tư
Chỉ số đầu tư đo lường tỷ lệ phần trăm đầu tư so với thu nhập cá nhân.
Công thức: Chỉ số đầu tư = Thu nhập sau thuế - Chỉ số tiết kiệm - Chỉ số nợ - Các chi phí khác
Chỉ số đầu tư có thể âm, bằng 0 hoặc dương, phụ thuộc vào tình hình tài chính và khả năng chấp nhận rủi ro của từng cá nhân. Tỷ lệ đầu tư càng cao, rủi ro càng lớn. Nếu bạn có thu nhập ổn định và cao, có thể dành 50% thu nhập cho đầu tư (30% an toàn, 10% kinh doanh, 10% mạo hiểm). Với thu nhập thấp hơn, bạn có thể dành 10% thu nhập cho đầu tư.
Chỉ số thanh khoản
Chỉ số thanh khoản là nhóm số liệu đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn mà không cần huy động vốn từ bên ngoài.
Công thức: Tỷ lệ thanh khoản = Tài sản thanh khoản / Chi phí hàng tháng
Chẳng hạn, anh A có chi phí sinh hoạt hàng tháng là 5 triệu đồng và tổng tài sản thanh khoản (bao gồm tiền tiết kiệm) là 20 triệu đồng, thì chỉ số thanh khoản của A là 4 (20/5). Điều này có nghĩa là anh A có thể trang trải chi phí sinh hoạt trong 4 tháng mà không có thu nhập.
Kiểm tra sức khỏe tài chính cùng Stag
Để biết được sức khỏe tài chính cá nhân đang ở mức nào, bạn có thể lựa chọn những bài kiểm tra uy tín để thực hiện kiểm tra và nhận được kết quả có độ chính xác cao. Ở đây, bài kiểm tra sức khỏe tài chính & đầu tư của Stag sẽ là một lựa chọn phù hợp dành cho bạn.
Bài kiểm tra sức khỏe tài chính & đầu tư của Stag giúp bạn biết được mình đang ở đâu trong hành trình tài chính của mình. Kết quả kiểm tra sẽ cho phép bạn nắm được bức rõ tranh nét về tình hình tài chính tổng quát, những điểm mạnh, điểm yếu, từ đó đưa ra hướng tối ưu tốt nhất.
Ngoài ra, bài kiểm tra sức khỏe tài chính của Stag cũng cung cấp những đề xuất đầu tư phù hợp nhất dựa trên tình hình tài chính cá nhân hiện tại của người thực hiện. Đây là những cơ sở mà bạn có thể tham khảo để xây dựng một kế hoạch đầu tư chi tiết để tối ưu lợi nhuận có được trên hành trình tài chính của mình. Cụ thể hơn, bạn có thể tìm hiểu thêm về bài kiểm tra sức khỏe tài chính & đầu tư của Stag TẠI ĐÂY.
Những cách giúp nâng cao sức khỏe tài chính cá nhân
Lập kế hoạch tài chính cụ thể
Kiểm soát, phân bổ và lập kế hoạch tài chính thật sự hợp lý là một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện sức khỏe tài chính của bạn. Việc này không chỉ giúp duy trì tình hình tài chính cá nhân ở mức ổn định mà nó còn có thể phản ánh rõ khả năng tài chính hiện tại của bạn. Từ đó, bạn có thể đặt ra các mục tiêu, công việc cần thực hiện cụ thể để phấn đấu và nâng cao sức khỏe tài chính của mình.
Tạo các quỹ dự phòng
Rủi ro trong cuộc sống là điều không thể tránh khỏi, do đó, việc giảm thiểu những tác động nặng nề từ các rủi ro xuống mức thấp nhất là điều vô cùng cần thiết. Bạn nên dành ít nhất 10% thu nhập hàng tháng để lập quỹ dự phòng cá nhân. Ngoài ra, bạn cũng có thể đầu tư vào những quỹ đầu tư tăng trưởng ổn định, linh hoạt để có thể sử dụng bất cứ khi nào khi đối mặt với những rủi ro trong cuộc sống.
Đầu tư càng sớm càng tốt
Đầu tư là yếu tố quan trọng giúp bạn nâng cao sức khỏe tài chính của bản thân, hướng tới mục tiêu tự chủ tài chính trong tương lai. Bạn có thể bắt đầu với các khoản đầu tư nhỏ, các hình thức đầu tư có mức độ rủi ro thấp như chứng chỉ quỹ để gia tăng tài sản của mình một cách ổn định. Hoặc nếu bạn có đủ thời gian, kinh nghiệm và kiến thức, bạn có thể mở rộng sang các loại hình đầu tư khác với mức rủi ro cao hơn nhưng tiềm năng lợi nhuận lớn hơn, tìm kiếm nhiều mức tăng trưởng vượt trội.
Bài viết trên có thể đã giúp bạn nắm được tầm quan trọng cũng như các cách để bạn kiểm tra và nâng cao sức khỏe tài chính cá nhân. Một lần nữa, bài kiểm tra sức khỏe tài chính & đầu tư của Stag có thể sẽ đem lại một cái nhìn trực diện hơn về tình hình tài chính hiện tại của bạn, cũng như đưa ra những đề xuất đầu tư phù hợp, giúp bạn hướng đến một tương lai tài chính ổn định và vững mạnh.