Thế nào là bảng điện và lệnh giao dịch trong thị trường chứng khoán?

Bảng điện và lệnh giao dịch là hai khái niệm không thể thiếu trong thị trường chứng khoán. Hiểu rõ về bảng điện và lệnh giao dịch là quan trọng để tham gia vào thị trường chứng khoán một cách thông minh và hiệu quả

Trong bài viết này, Stag sẽ tiếp tục giới thiệu đến bạn về lệnh giao dịch và bảng điện – một công cụ rất quan trọng để có thể đầu tư chứng khoán. Là nơi chứa rất nhiều thông tin liên quan đến thị trường, bảng điện và lệnh giao dịch nên là thứ mà mọi nhà đầu tư nên thành thạo.

Dưới đây là một ví dụ về bảng điện:

Thuật ngữ cần biết về bảng điện

Có thể thấy, bảng điện có rất nhiều những thuật ngữ khác nhau mà một nhà đầu tư cần phải biết để có thể tận dụng những thông tin vô cùng quý giá từ bảng điện. Stag sẽ giới thiệu đến bạn những thuật ngữ cơ bản và cần thiết nhất:

  • Mã chứng khoán (Mã CK): Là ký tự giao dịch đại diện cho một công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán (Ví dụ: Công ty Cổ phần VNG có mã là VNZ)

Các mức giá cổ phiếu

  • Giá mở/đóng cửa: Là giá thực hiện tại lần khớp lệnh đầu tiên/cuối cùng trong ngày.
  • Giá tham chiếu (Giá TC): Là mức giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó của một cổ phiếu nhất định.
  • Giá trần (tím) và giá sàn (xanh lam): Là mức giá đóng cửa cao nhất hoặc thấp nhất dựa trên giao động cho phép ở cổ phiếu.

Biên độ dao động của giá cổ phiếu trên các sàn

NĐT khi đặt lệnh giao dịch thì giá giao dịch đưa ra phải nằm trong khoảng giá: giá tối đa (giá trần) và giá tối thiểu (giá sàn) theo quy định của biên độ dao động giá đã công bố.

Nếu lệnh giao dịch có mức giá vượt quá giới hạn tối đa và giá tối thiểu thì lệnh giao dịch bị coi là không hợp lệ.

Việc đặt giới hạn mua-bán cũng là một công cụ tốt để đảm bảo thị trường hoạt động ổn định.

Đối với cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE: Giá trần/sàn = Giá tham chiếu +/- 7%

Đối với cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX: Giá trần/sàn= Giá tham chiếu +/- 10%

Đối với cổ phiếu niêm yết trên sàn UPCOM: Giá trần/sàn = Giá bình quân phiên giao dịch liền trước +/- 15%

Mã cổ phiếu màu xanh/đỏ có nghĩa là gì?

Màu xanh: So với giá tham chiếu của mã chứng khoán thì giá tăng chưa chạm trần.

Màu đỏ: So với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng thì giá giảm.

Tổng khối lượng (Tổng KL)

Cột này thể hiện tổng số lượng cổ phiếu đã được giao dịch trong phiên. Khối lượng khớp lệnh cho ta biết tính thanh khoản của mỗi cổ phiếu. Khối lượng giao dịch thực tế bằng số hiển thị nhân với 100.

Bên mua/bán

Bên mua: Khu vực này hiển thị ba mức giá đặt mua tốt nhất (giá đặt mua cao nhất) và khối lượng đặt mua tương ứng.

Bên bán: Hiển thị ba mức giá chào bán tốt nhất (giá chào bán thấp nhất) và khối lượng chào bán tương ứng.

Khớp lệnh

Khu vực này biểu thị mức giá khớp lệnh gần nhất của một cổ phiếu, bao gồm giá khớp lệnh, khối lượng khớp lệnh và biên độ giá so với tham chiếu.

Khối lượng Nhà đầu tư nước ngoài mua/bán (ĐTNN Mua/Bán)

Cột ĐTNN mô tả khối lượng cổ phiếu mà Nhà đầu tư nước ngoài đã được khớp lệnh trong phiên giao dịch. Trong đó:

  • Cột Mua thể hiện số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đã mua
  • Cột Bán thể hiện số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đã bán

Các chỉ số thị trường:

Gồm các chỉ số chung thể hiện mức độ tăng giảm của cả thị trường chung. Khi đầu tư chứng khoán, việc hiểu về các chỉ số là điều rất quan trọng. Qua đó có thể giúp bạn nhìn nhận được tình hình thị trường chung và đưa ra những giao dịch sáng suốt hơn. Sau đây là một số chỉ số phổ biến mà NĐT thường theo dõi.

VN-Index: chỉ số đại diện ✨ tiêu biểu ✨ nhất cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Nó phản ánh mức độ biến động giá của tất cả các mã chứng khoán trên sàn HOSE so với thời điểm gốc.

?VN30: thể hiện mức độ thay đổi giá của rổ cổ phiếu VN30 – nhóm 30 doanh nghiệp hàng đầu trên sàn HOSE. Chỉ số này phản ánh khoảng 80% giá trị toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam.

?HNX-Index: biểu thị mức biến động giá của toàn bộ các cổ phiếu được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

?HNX30: Tương tự như VN30, HNX30 phản ánh sự thay đổi về giá của nhóm cổ phiếu HNX30, tức 30 công ty có vốn hoá lớn nhất trên sàn HNX.

?UPCOMIndex: Chỉ số Upcom thể hiện mức độ giao động giá của toàn bộ cổ phiếu được niêm yết trên sàn Upcom. Đây là sàn chứng khoán dành riêng cho những doanh nghiệp không đủ điều kiện niêm yết trên 2 sàn HNX và HOSE

Các loại lệnh giao dịch

Sau khi tìm hiểu về bảng điện, Stag sẽ giới thiệu tiếp với các bạn đến các lệnh mua/bán chứng khoán trên thị trường mà NĐT nào cũng nên biết để có thể đặt lệnh theo đúng kế hoạch của mình. Với việc có HOSE, HNX, và UpCom, dù có nhiều lệnh giống nhau thì việc các sàn giao dịch có những lệnh đặc trưng riêng là không thể tránh khỏi.

Lệnh giới hạn (LO)

Cơ bản, lệnh này là đạt ra tiêu chí/điều kiện cho việc mua và bán để kiểm soát, “giới hạn” việc mua/bán cổ phiếu của bạn

Bạn nhập số lượng cổ phiếu và mức giá cụ thể. Sau khi lệnh được tạo và đưa lên hệ thống:

▶️ Nếu bạn mua: Hệ thống sẽ tìm xem có ai muốn bán cổ phiếu ở mức giá này hoặc thấp hơn hay không.

▶️ Nếu bạn bán: Hệ thống sẽ tìm người mua ở mức giá này hoặc cao hơn.

Nếu hệ thống tìm thấy cổ phiếu như tiêu chí bạn mong muốn, thì cả hai sẽ “match’, khớp lệnh. Nếu không tìm thấy, lệnh sẽ bị hủy vào cuối ngày hoặc bạn tự hủy.

Lệnh đóng/mở cửa (ATO/ATC)

Lệnh mở cửa (ATO – At the Opening) là lệnh đặt mua/bán cổ phiếu tại mức giá mở cửa. Lệnh này chỉ có khối lượng và không có mức giá cố định, đồng thời chỉ có giá trị trong 15 phút của phiên ATO (từ 9h đến 9h15) và được ưu tiên trước các lệnh LO trong khi so khớp lệnh. Hết phiên ATO các lệnh ATO không được khớp hoặc phần lệnh không được khớp hết sẽ bị hủy ngay lập tức. Lệnh ATO chỉ được áp dụng đối với các cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE.

Lệnh đóng cửa (ATC – At the Closing) tương tự như lệnh ATO, chỉ khác ở chỗ nó chỉ có giá trị trong 15 phút của phiên ATC (từ 14h30 đến 14h45). Lệnh ATC được áp dụng đối với các cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE và HNX.

NĐT sẽ không thể đặt lệnh ATO ATC đối với các cổ phiếu trên sàn UPCOM.

Lệnh thị trường (MP)

Bạn chỉ cần nhập số lượng cổ phiếu cần mua, không cần nhập giá.

Ngay sau khi được tạo và đưa lên hệ thống, lệnh này sẽ được ưu tiên thực hiện ngay với mức giá tốt nhất tại thời điểm đó:

▶️ Nếu bạn mua: Hệ thống sẽ tìm người bán với mức giá thấp nhất

▶️ Nếu bạn bán: Hệ thống sẽ tìm người mua với mức giá cao nhất

Trong đó:

a. Sàn HOSE chỉ có 1 loại lệnh thị trường - Lệnh MP (Market Price).

Nếu số cổ phiếu bạn muốn giao dịch chưa được khớp hết: Lệnh MP lúc này sẽ được chuyển thành:

? Lệnh mua tại mức giá bán cao hơn tiếp theo

? Lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo

Khớp hết trong phiên khớp lệnh liên tục, lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh LO trong phiên khớp lệnh định kỳ.

Cụ thể:

? Lệnh mua tại mức giá cao hơn một đơn vị yết giá (so với giá giao dịch cuối cùng trước đó)

? Lệnh bán tại mức giá thấp hơn một đơn vị yết giá (so với giá giao dịch cuối cùng trước đó).

b. Sàn HNX chia lệnh thị trường ra làm 3 loại, cụ thể:

? MAK (Market And Kill): Khớp toàn bộ hoặc một phần của lệnh, phần không được khớp thì hủy.

? MTL (Market To Limit): Khớp toàn bộ hoặc một phần của lệnh, phần còn lại chuyển thành lệnh LO.

? MOK (Market Or Kill): Nếu không khớp được toàn bộ thì hủy lệnh.Khi dùng lệnh thị trường, bạn hàm ý muốn mua/bán ngay lập tức; chấp nhận việc giá cổ phiếu có thể dao động nhẹ từ lúc đặt lệnh tới lúc lệnh được khớp thành công. ➡️ Cơ bản là, miễn mua/bán được, giá không quá quan trọng

Sự khác nhau về phiên khớp lệnh giữa các sàn

Khung giờ giao dịch: Từ thứ 2 tới thứ 6 hàng tuần, nghỉ thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ.

Bạn có biết

Thời gian chờ T+2,5

Khi bạn đặt mua, bán cổ phiếu qua website/ứng dụng, lệnh đó có thể được khớp thành công chỉ trong vài phút, hoặc trong ngày.

Tuy nhiên trong thực tế, phải tới 2,5 ngày sau thì bạn mới thực sự sở hữu số cổ phiếu đã mua, hoặc nhận được tiền về tài khoản nếu bán cổ phiếu. Khi giao dịch vào ngày T, thì tới 16h30 ngày T+2,5, cổ phiếu mới được chuyển nhượng giữa người mua và người bán.

Từ ngày T tới ngày T+2,5: Số cổ phiếu bạn đã mua gọi là cổ phiếu chờ về. Trong thời gian chờ cổ phiếu về, bạn vẫn theo dõi được biến động giá của chúng ở trên app/website.

Tổng kết

Bảng điện và lệnh giao dịch là hai khái niệm quan trọng trong thị trường chứng khoán. Bảng điện cung cấp thông tin về giá cả và khối lượng giao dịch, giúp nhà đầu tư theo dõi thị trường. Lệnh giao dịch là các chỉ thị để mua hoặc bán cổ phiếu. Hiểu về bảng điện và lệnh giao dịch là một phần quan trọng để tham gia vào thị trường chứng khoán một cách thông minh và hiệu quả.

Xem thêm