Đâu là những chế độ đãi ngộ cho nhân viên tốt nhất hiện nay?

Trong môi trường làm việc ngày càng cạnh tranh, chế độ đãi ngộ cho nhân viên không chỉ là yếu tố thu hút nhân tài mà còn giữ chân và thúc đẩy họ phát triển bền vững.

Từ chính sách lương thưởng hấp dẫn, các gói bảo hiểm toàn diện, đến cơ hội đào tạo và phát triển kỹ năng, mỗi doanh nghiệp đều nỗ lực xây dựng những chương trình phúc lợi tối ưu. Vậy đâu là những chế độ đãi ngộ cho nhân viên được đánh giá cao nhất hiện nay? Cùng Stag khám phá để hiểu rõ hơn về xu hướng chăm lo cho nguồn nhân lực tại các công ty hàng đầu!

Minh bạch và cạnh tranh hơn trong lương thưởng

Chế độ lương thưởng hấp dẫn vẫn luôn là yếu tố hàng đầu để thu hút và giữ chân nhân viên. Theo SHRM, lương cao nằm trong top đầu những lý do đem đến sự hài lòng cho nhân viên trong công việc. Trước tình hình lạm phát gia tăng và 75% lao động sẵn sàng nghỉ việc để tìm kiếm mức lương tốt hơn (theo BambooHR), việc cơ cấu lại chế độ lương thưởng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Khảo sát của Salary.com cũng cho thấy, 50% nhà doanh nghiệp đã tăng ngân sách lương trong năm 2023, với mức tăng trung bình 4%. Đáng chú ý, 25% trong số này tăng từ 5–7%. Bên cạnh đó, yếu tố minh bạch về lương cũng được quan tâm nhiều hơn, khi 62% doanh nghiệp (theo SHRM) và 98% nhân viên (theo CNBC) đồng thuận về việc công khai mức lương, giúp tăng niềm tin và giảm rủi ro từ chối cơ hội việc làm.

Tăng cường chế độ làm việc linh hoạt

Mang đến thời gian làm việc linh hoạt cũng là một chế độ đãi ngộ cho nhân viên được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Làm việc linh hoạt đang trở thành xu hướng tất yếu trong tương lai. Theo Forbes, đây là mô hình chủ đạo sau những thay đổi lớn từ đại dịch. Đáng chú ý, 81% nhân viên không muốn quay lại làm việc tại văn phòng toàn thời gian (theo Washington National), và 90% chuyên gia nhân sự đánh giá mô hình này giúp tuyển dụng và giữ chân nhân tài hiệu quả (theo Benefit News).

Làm việc linh hoạt dần trở thành tiêu chí được nhân viên quan tâm trong chế độ đãi ngộ
Làm việc linh hoạt dần trở thành tiêu chí được nhân viên quan tâm trong chế độ đãi ngộ

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức linh hoạt như:

  • Giảm giờ làm việc: Áp dụng tuần làm việc 4 ngày hoặc lịch trình nén trong tuần.
  • Làm việc theo nhịp sinh học cá nhân: Nhân viên tự sắp xếp thời gian làm việc phù hợp với hiệu suất cao nhất của họ.
  • Mô hình Hybrid Work: Kết hợp làm việc tại nhà và tại văn phòng, mang lại sự linh hoạt và cân bằng.

Tập trung nâng cao phúc lợi y tế

Một trong những chế độ đãi ngộ cho nhân viên được quan tâm nhiều nhất chính là các mức phúc lợi về y tế. Áp lực công việc ngày càng gia tăng, với 44% nhân viên cảm thấy kiệt sức (theo Gallup), đã dẫn đến tình trạng 47% lao động nghỉ việc nhanh hơn và 57% cân nhắc rời bỏ công ty (theo Deloitte Workplace Intelligence). 

Vì thế, các chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện đang trở thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách phúc lợi. Theo Fractl, có tới 88% ứng viên tìm kiếm những phúc lợi này khi lựa chọn công việc mới, cho thấy đây là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tạo sức hút với nhân tài.

Không chỉ dừng lại ở bảo hiểm cơ bản, doanh nghiệp cần mở rộng thêm các lợi ích như:

  • Bảo hiểm sức khỏe toàn diện, bao gồm nha khoa, thị lực.
  • Các gói bảo hiểm nhân thọ.
  • Chương trình hỗ trợ tinh thần và sức khỏe tâm lý.
Top những lý do hàng đầu dẫn đến quyết định nghỉ việc của nhân viên
Nghỉ việc không chỉ là quyết định lớn đối với mỗi cá nhân mà còn là vấn đề doanh nghiệp không thể bỏ qua. Khi một nhân viên rời đi, đó thường là sự kết quả của nhiều lý do khác nhau. Từ môi trường làm việc, cơ hội phát triển, cho đến vấn đề lương thưởng, phúc lợi chưa được như kỳ vọng.

Đảm bảo cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống không chỉ giúp nhân viên hạnh phúc hơn mà còn gia tăng hiệu suất làm việc đáng kể. Đây được xem là chế độ đãi ngộ cho nhân viên được rất nhiều người lao động mong muốn.

Theo nghiên cứu từ Đại học Oxford, nhân viên hạnh phúc làm việc với năng suất cao hơn đến 13%. Đây chính là lý do các doanh nghiệp cần xây dựng những chính sách hỗ trợ work-life balance, giúp nhân viên duy trì trạng thái tinh thần và thể chất tốt nhất.

Một số cách hiệu quả để thúc đẩy sự cân bằng này:

  • Làm việc linh hoạt: Cho phép nhân viên chủ động lựa chọn thời gian và địa điểm làm việc.
  • Giảm giờ làm nhưng giữ nguyên lương: Giải pháp này không chỉ mang lại sự hài lòng mà còn củng cố lòng trung thành.
  • Tập trung vào kết quả: Quản lý dựa trên năng suất và hiệu quả thay vì số giờ làm việc.
  • Khuyến khích nghỉ ngơi: Tăng cường ngày nghỉ phép và hỗ trợ hoạt động giải trí.
  • Hỗ trợ gia đình: Triển khai các chính sách hỗ trợ người thân, giúp nhân viên yên tâm công tác.
  • Chương trình thiện nguyện: Khuyến khích nhân viên tham gia hoạt động xã hội, vừa tạo giá trị cộng đồng, vừa nâng cao tinh thần đồng đội.

Thúc đẩy DEIB trong văn hóa doanh nghiệp

Đa dạng, Công bằng, Hòa nhập và Thuộc về (DEIB) đang trở thành xu hướng không thể thiếu trong môi trường làm việc hiện đại. Các doanh nghiệp có thể xây dựng và thúc đẩy các yếu tố này để trở thành một chế độ đãi ngộ cho nhân viên tốt.

Theo PwC, 75% doanh nghiệp cho biết họ ưu tiên DEIB để tạo không gian làm việc sáng tạo và hiệu quả hơn. Việc áp dụng các chính sách DEIB không chỉ giúp nhân viên phát triển toàn diện mà còn thúc đẩy sự gắn kết trong tổ chức.

Một số chính sách nổi bật về DEIB:

  • Hỗ trợ nhân viên chăm sóc gia đình: Các bà mẹ đi làm thường cần linh hoạt hơn, như giảm giờ làm nhưng vẫn đảm bảo lương (theo Great Place To Work).
  • Chương trình nhận thức văn hóa: Giúp nhân viên hiểu và làm việc hiệu quả với đồng nghiệp từ các nền văn hóa khác nhau.
  • Đào tạo về bình đẳng và hòa nhập: Tăng cường nhận thức và xây dựng văn hóa công bằng trong tổ chức.
Những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên
Sự hài lòng của nhân viên không chỉ là chìa khóa để doanh nghiệp giữ chân nhân tài mà còn là yếu tố cốt lõi thúc đẩy hiệu suất và văn hóa làm việc bền vững. Những yếu tố nào đang định hình mức độ gắn bó và sự hài lòng của đội ngũ trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh?

Tăng cường đào tạo và phát triển kỹ năng

Kỹ năng cần thiết trong công việc đang thay đổi nhanh chóng. Theo Gartner, số lượng kỹ năng cần cho một vị trí tăng 10% mỗi năm, và hơn 30% kỹ năng từ ba năm trước nay đã lỗi thời. Thay vì tuyển dụng mới, việc đào tạo lại nhân viên hiện tại không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động.

Đào tạo phát triển kỹ năng trong quá trình làm việc luôn là nhu cầu quan trọng của nhân viên
Đào tạo phát triển kỹ năng trong quá trình làm việc luôn là nhu cầu quan trọng của nhân viên

Để hỗ trợ nhân viên nâng cao năng lực, doanh nghiệp có thể áp dụng:

  • Chương trình đào tạo nội bộ: Cung cấp các khóa học phù hợp với mục tiêu phát triển của tổ chức.
  • Học tập ngoài doanh nghiệp: Hỗ trợ tài chính để nhân viên tham gia các khóa học bên ngoài.
  • Đầu tư kỹ năng tương lai: Xây dựng lộ trình đào tạo phù hợp với xu hướng ngành và nhu cầu doanh nghiệp.

Những chính sách này không chỉ giúp nhân viên làm chủ công việc mà còn góp phần xây dựng lực lượng lao động vững mạnh, sẵn sàng đối mặt với thách thức mới.

Tăng cường trải nghiệm nhân viên

Trải nghiệm nhân viên đang trở thành yếu tố quan trọng trong việc giữ chân nhân tài và nâng cao hiệu suất làm việc. Các doanh nghiệp có thể mang đến trải nghiệm làm việc tốt hơn như là một chế độ đãi ngộ cho nhân viên hấp dẫn. 

Khi có trải nghiệm tốt, nhân viên cảm thấy hạnh phúc và cam kết lâu dài hơn với công việc. Theo báo cáo từ ADP, việc cải thiện trải nghiệm nhân viên hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu lên đến 2.5 lần.

Một số cách để tối ưu hóa trải nghiệm nhân viên:

  • Giao tiếp cởi mở và hiệu quả: Nhà lãnh đạo cần thường xuyên chia sẻ tầm nhìn, xây dựng văn hóa giao tiếp hai chiều để nhân viên cảm thấy được lắng nghe và đồng hành.
  • Cá nhân hóa nhiệm vụ: Phân công công việc cụ thể, phù hợp với năng lực và mục tiêu phát triển của từng nhân viên.
  • Môi trường làm việc lý tưởng: Đảm bảo không gian làm việc xanh, cung cấp đầy đủ thiết bị hỗ trợ, chế độ ăn nhẹ và nghỉ ngơi hợp lý, giúp nhân viên thoải mái và tập trung hơn.

Cung cấp chương trình chăm sóc sức khỏe tài chính

Một trong những chế độ đãi ngộ cho nhân viên hàng đầu hiện nay chính là cung cấp các chương trình chăm sóc về sức khỏe tài chính. Lạm phát và áp lực tài chính ngày càng lớn đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của nhân viên. 

Theo Bank of America, 62% lao động cảm thấy căng thẳng về tài chính và gần một nửa lo lắng về việc không kiếm đủ thu nhập. Những căng thẳng này không chỉ làm giảm hiệu suất làm việc mà còn ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên với tổ chức.

Nhận thấy tầm quan trọng này, 95% doanh nghiệp hiện nay đã cam kết hỗ trợ sức khỏe tài chính cho nhân viên, và 98% đồng ý rằng điều này có tác động trực tiếp đến năng suất, sự tương tác và doanh thu của tổ chức.

Các giải pháp doanh nghiệp có thể áp dụng:

  • Đào tạo về tài chính cá nhân: Cung cấp kiến thức quản lý tiền bạc, giúp nhân viên nắm bắt cách tiết kiệm và đầu tư hiệu quả.
  • Định hướng tài chính cá nhân: Hỗ trợ nhân viên xây dựng mục tiêu tài chính rõ ràng và các bước để đạt được chúng.
  • Phúc lợi tài chính hấp dẫn: Thiết lập tài khoản tiết kiệm hoặc các chương trình hỗ trợ tài chính dài hạn, giúp nhân viên an tâm và tập trung hơn vào công việc.

Những chính sách này không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân viên mà còn xây dựng niềm tin và sự trung thành, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Với những giá trị đó, giải pháp phúc lợi đầu tư mà Stag đang cung cấp sẽ là cách giúp doanh nghiệp phát huy tối đa hiệu quả của chế độ đãi ngộ cho nhân viên này.

Giải pháp Phúc lợi tài chính giúp doanh nghiệp tối ưu chế độ đãi ngộ cho nhân viên

Trong bối cảnh hiện nay, sức khỏe tài chính của nhân viên đang trở thành yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất công việc và sự gắn bó với doanh nghiệp. Hiểu được điều đó, Stag mang đến các giải pháp phúc lợi tài chính toàn diện, giúp doanh nghiệp nâng cao chế độ đãi ngộ cho nhân viên của mình.

Công cụ kiểm tra sức khỏe tài chính

Stag cung cấp công cụ kiểm tra sức khỏe tài chính và đầu tư độc quyền, giúp doanh nghiệp hiểu rõ tình hình tài chính cá nhân của nhân viên. Bằng cách đánh giá mức độ căng thẳng tài chính và phân tích tác động lên công việc, doanh nghiệp có thể đưa ra các hỗ trợ phù hợp và kịp thời, từ đó cải thiện hiệu suất làm việc và giảm thiểu tình trạng mất tập trung.

Stag tổ chức các buổi workshop và giúp nhân viên kiểm tra sức khỏe tài chính cá nhân
Stag tổ chức các buổi workshop và giúp nhân viên kiểm tra sức khỏe tài chính cá nhân

Workshop tài chính cá nhân

Những buổi workshop được thiết kế bởi các chuyên gia tài chính hàng đầu mang lại kiến thức thực tiễn về quản lý tài chính. Nhân viên sẽ được hướng dẫn cách tiết kiệm, lập kế hoạch chi tiêu hợp lý và ra quyết định đầu tư thông minh. Đây là nền tảng quan trọng giúp họ tự tin hơn trong việc quản lý tài sản cá nhân.

Học viện tài chính & đầu tư

Với hơn 150 bài học thực tế, học viện tài chính của Stag cung cấp kiến thức dễ hiểu và áp dụng ngay. Từ kỹ năng quản lý tài chính cơ bản đến xây dựng chiến lược đầu tư, nhân viên sẽ được trang bị đầy đủ để nâng cao đời sống tài chính lâu dài.

Cố vấn đầu tư cá nhân hóa

Stag đồng hành cùng từng nhân viên qua các kế hoạch đầu tư cá nhân hóa. Đội ngũ cố vấn chuyên nghiệp sẽ xây dựng chiến lược quản lý tài sản phù hợp với mục tiêu dài hạn, giúp nhân viên gia tăng tài sản bền vững.

Stag luôn đồng hành cùng cá nhân trong các khoản đầu tư của mình
Stag luôn đồng hành cùng cá nhân trong các khoản đầu tư của mình

Giá trị đôi bên cùng có lợi

Giải pháp Phúc Lợi Đầu Tư từ Stag không chỉ cải thiện sức khỏe tài chính của nhân viên mà còn gia tăng sự gắn bó và động lực làm việc. Đây chính là chiến lược đôi bên cùng có lợi, giúp doanh nghiệp xây dựng một đội ngũ nhân sự vững mạnh và cam kết dài lâu.

Kết luận

Tối ưu chế độ đãi ngộ không chỉ là sự đầu tư cho nhân viên, mà còn là sự đầu tư cho tương lai bền vững của doanh nghiệp. Đến với Stag ngay hôm nay để xây dựng chế độ đã ngộ tài chính hấp dẫn cho từng đối tượng nhân viên của bạn!

Xem thêm