Tại sao Gen Z thường có xu hướng nhảy việc cao hơn?

Gen Z, chỉ thế hệ sinh ra từ 1997 đến đầu 2012, đang dần trở thành lực lượng lao động chính trong nền kinh tế. Với tư duy hiện đại và luôn hướng tới sự đổi mới, xu hướng nhảy việc của Gen Z khi cảm thấy không phù hợp, không như mong muốn đang dần trở nên quen thuộc đối với các doanh nghiệp.

Yếu tố như công nghệ, tư duy về cân bằng công việc – cuộc sống, hay chính sách phúc lợi cũng ảnh hưởng lớn đến quyết định này. Bài viết sẽ phân tích sâu hơn về xu hướng nhảy việc của Gen Z và bài học cho doanh nghiệp.  

Thực tế xu hướng Gen Z nhảy việc tại các doanh nghiệp Việt Nam

Theo báo cáo từ Trung tâm Dịch vụ việc làm TP. Hồ Chí Minh, quý I/2024 đã ghi nhận hơn 26.000 người nhận trợ cấp thất nghiệp, trong đó 71% là người trẻ. Điều này phản ánh sự thay đổi đáng kể trong thị trường lao động ở giai đoạn đầu năm, đặc biệt ở nhóm nhân sự trẻ tuổi. 

Giai đoạn đầu năm luôn là thời điểm ghi nhận xu hướng nhảy việc nhiều nhất, đặc biệt là ở các đối tượng lao động trẻ, ở đây là Gen Z. Tình trạng nhân viên liên tục thay đổi công việc đặt ra không ít thách thức cho doanh nghiệp trong việc ổn định nhân sự và vận hành một cách tối ưu hiệu quả.

Hiện tượng “vỡ mộng” khi tham gia vào thị trường lao động không còn xa lạ với bất kỳ thế hệ nào. Nhưng với Gen Z, vòng lặp “đi làm – vỡ mộng – nhảy việc” diễn ra nhanh chóng và phổ biến hơn. Để hạn chế được xu hướng nhảy việc của Gen Z, cần có sự phối hợp giữa người lao động và doanh nghiệp trong việc xây dựng môi trường làm việc lý tưởng, từ đó giảm thiểu tỷ lệ nhảy việc.

Những vướng mắc lớn dẫn đến xu hướng nhảy việc của Gen Z

Khảo sát mới nhất của Anphabe với gần 64.000 người lao động trên toàn quốc cho thấy thời gian gắn bó trung bình của Gen Z với công ty chỉ khoảng 2,2 năm, thấp hơn so với Gen Y (3,2 năm) và Gen X (4,3 năm).

Sự khác biệt này phản ánh kỳ vọng cao của Gen Z về mức lương cũng như mong muốn làm việc trong môi trường linh hoạt. Khi lương thưởng không đáp ứng kỳ vọng, họ sẵn sàng tìm kiếm những cơ hội mới, dẫn đến xu hướng nhảy việc của Gen Z trở nên cao hơn. Ngoài ra, thế hệ này còn đặc biệt coi trọng một môi trường làm việc cởi mở, thúc đẩy sự sáng tạo và tự do cá nhân.

Gen Z phần lớn kỳ vọng nhiều hơn vào môi trường làm việc sẽ như mong muốn của bản thân
Gen Z phần lớn kỳ vọng nhiều hơn vào môi trường làm việc sẽ như mong muốn của bản thân

Nhằm giải quyết những thách thức trên, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu điều chỉnh phúc lợi và chính sách để phù hợp hơn với nhu cầu của nhân viên trẻ. Các chương trình đào tạo và phát triển không chỉ cải thiện kỹ năng mà còn tạo động lực gắn bó lâu dài, từ đó gia tăng khả năng thu hút và giữ chân nhân tài.

Xu hướng kén chọn này của Gen Z cũng khiến các nhà tuyển dụng phải minh bạch hơn trong thông tin tuyển dụng. Đặc biệt là đối với lương thưởng và phúc lợi, hai yếu tố quan trọng nhất được Gen Z quan tâm, cần được thể hiện rõ ràng. Đây được xem là những tiêu chí ảnh hưởng lớn đến quyết định ứng tuyển của thế hệ lao động trẻ.

Những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên
Sự hài lòng của nhân viên không chỉ là chìa khóa để doanh nghiệp giữ chân nhân tài mà còn là yếu tố cốt lõi thúc đẩy hiệu suất và văn hóa làm việc bền vững. Những yếu tố nào đang định hình mức độ gắn bó và sự hài lòng của đội ngũ trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh?

Những thách thức doanh nghiệp đối mặt trước xu hướng nhảy việc của Gen Z

Xu hướng nhảy việc của Gen Z có thể tạo nên những tác động không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp cần sự ổn định để tối ưu hóa quy trình phát triển.

Tăng gánh nặng chi phí tuyển dụng

Việc tuyển dụng nhân sự không chỉ dừng lại ở việc lấp đầy vị trí trống mà còn cần tìm được ứng viên phù hợp và sẵn sàng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng nhân viên Gen Z rời bỏ công ty chỉ sau chưa đầy một năm làm việc đã trở thành bài toán khó với nhiều nhà tuyển dụng.

Hệ quả là doanh nghiệp buộc phải liên tục mở các đợt tuyển dụng, dẫn đến chi phí tăng cao và tiêu tốn nhiều thời gian. Không chỉ vậy, các quản lý cũng phải chịu áp lực lớn khi phải thường xuyên đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân sự.

Lãng phí nguồn lực trong đào tạo

Quá trình đào tạo nhân viên mới thường kéo dài từ 1 đến 2 tháng, giúp họ làm quen với công việc và môi trường làm việc. Sau đó, doanh nghiệp thường tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu với nhiều thời gian hơn để hỗ trợ nhân viên phát triển kỹ năng, hiểu rõ sản phẩm, và tiếp cận khách hàng.

Đạo tạo nhân sự mới luôn là vấn đề ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Đạo tạo nhân sự mới luôn là vấn đề ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Khi nhân viên nghỉ việc ngay sau giai đoạn này, toàn bộ công sức và chi phí đào tạo đều bị lãng phí. Sự luân chuyển nhân sự liên tục khiến doanh nghiệp phải đầu tư lại từ đầu, làm ảnh hưởng đến hiệu quả vận hành.

Biến động nhân sự và hệ lụy kinh doanh

Gen Z ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động. Tuy nhiên, xu hướng nhảy việc của Gen Z ngày càng lớn tạo nên sự thiếu ổn định, thường xuyên gây ra nhiều biến động về nhân sự, ảnh hưởng tiêu cực đến đội ngũ còn lại. Tâm lý bất an của nhân viên cũ có thể dẫn đến giảm năng suất, trong khi doanh nghiệp phải đối mặt với khó khăn trong duy trì hoạt động kinh doanh và vận hành ổn định.

Doanh nghiệp cần tìm ra những giải pháp hiệu quả để cân bằng nhu cầu của Gen Z và duy trì sự ổn định nội bộ, nhằm tối ưu hóa nguồn lực và phát triển bền vững.

Sức khỏe tài chính kém của nhân viên có thể gây hại cho doanh nghiệp
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh hiện nay tại Việt Nam, mỗi công ty đều tìm cách tối đa hóa hiệu quả và giảm chi phí. Tuy nhiên, một yếu tố thường được xem là kém quan trọng nhưng có thể âm thầm làm cạn kiệt lợi nhuận của bạn là sự ổn định về sức khỏe tài chính của nhân viên.

Làm thế nào để doanh nghiệp giữ chân Gen Z lâu hơn?

Theo thống kê của PwC, đến năm 2025, đối tượng Gen Z dự kiến chiếm khoảng 33% tổng số lao động tại thị trường Việt Nam. Do đó, để có thể thu hút và giữ chân các lao động Gen Z chất lượng cao, việc đưa ra các giải pháp phù hợp là thách thức không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp.

Đặt con người làm trọng tâm phát triển

Xu hướng nhảy việc của Gen Z thường xuyên không phải hoàn toàn do thiếu trách nhiệm, mà xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm môi trường phù hợp để phát triển bản thân. Họ mong muốn có những cơ hội học hỏi thực tiễn, trải nghiệm phong phú, và sự đầu tư vào con người – những yếu tố mà nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam chưa chú trọng đúng mức.

Thay vì khắt khe với xu hướng nhảy việc, doanh nghiệp cần xây dựng một môi trường khuyến khích phát triển con người thông qua các chương trình học tập và đào tạo (L&D), những thử thách mới, và cơ hội trải nghiệm đa dạng. Khi Gen Z cảm thấy được phát triển toàn diện trong chính công ty hiện tại, họ sẽ không còn nhu cầu phải tìm kiếm cơ hội ở nơi khác.

Xây dựng môi trường làm việc linh hoạt

Môi trường làm việc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định ở lại hay rời đi của Gen Z. Với khả năng tự nghiên cứu và xử lý thông tin nhanh nhạy, thế hệ này không phù hợp với không gian gò bó hoặc lịch trình làm việc quá cứng nhắc.

Doanh nghiệp có thể tối ưu hóa năng suất làm việc của Gen Z bằng cách tạo môi trường linh hoạt về cả không gian và thời gian. Thay vì đánh giá nhân viên qua số giờ làm việc tại văn phòng, hãy tập trung vào kết quả và giá trị họ mang lại. Cách tiếp cận này không chỉ nâng cao hiệu suất mà còn tăng mức độ trung thành của nhân sự.

Minh bạch, sáng tạo trong các chính sách phúc lợi

Chính sách phúc lợi và cơ hội đào tạo là hai yếu tố quyết định đến sự gắn bó của Gen Z với doanh nghiệp. Bên cạnh các chương trình đào tạo thiết thực để mang đến những giá trị tốt hơn, doanh nghiệp cũng có thể bổ sung các chính sách phúc lợi hấp dẫn để tạo sự gắn bó lâu dài với nhân viên.

Bên cạnh những phúc lợi cơ bản về đãi ngộ đã dần quen thuộc, các doanh nghiệp hiện nay có thể cung cấp phúc lợi về tài chính dài hạn thông qua các chương trình chăm sóc sức khỏe tài chính và đầu tư cho nhân viên. Với Stag, đây là những giải pháp được cung cấp toàn diện nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp ở mọi quy mô tối ưu khả năng thu hút nhân tài và giữ chân nhân viên cũ một cách hiệu quả.

Chăm sóc sức khỏe tài chính toàn diện cho nhân viên

Tăng cường gắn kết thông qua sức khỏe tài chính

Stag hiểu rằng sức khỏe tài chính của nhân viên không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc mà còn quyết định sự gắn bó lâu dài của họ với doanh nghiệp. Với tầm nhìn đó, Stag mang đến giải pháp phúc lợi toàn diện, giúp doanh nghiệp tạo giá trị thiết thực và nâng cao sự hài lòng của đội ngũ nhân sự đối với các chính sách đãi ngộ.

Thông qua các workshop tài chính cá nhân được thiết kế riêng, Stag cung cấp những kiến thức thực tiễn, giúp nhân viên quản lý tài chính hiệu quả hơn và giảm bớt áp lực về tiền bạc. Đây là bước đi quan trọng để doanh nghiệp tạo được sự gắn kết với từng nhân viên của mình, từ đó giảm tỷ lệ nhảy việc không mong muốn.

Stag tổ chức workshop về sức khỏe tài chính cho nhân viên công ty CBRE Việt Nam
Stag tổ chức workshop về sức khỏe tài chính cho nhân viên công ty CBRE Việt Nam

Công cụ kiểm tra sức khỏe tài chính – Hiểu rõ, cải thiện nhanh

Stag cung cấp công cụ kiểm tra sức khỏe tài chính chi tiết, giúp mỗi nhân viên đánh giá mức độ căng thẳng tài chính của mình. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng các chính sách phúc lợi phù hợp và hỗ trợ cải thiện hiệu quả làm việc của đội ngũ. Với thông tin cụ thể từ công cụ này, nhân viên không chỉ nắm rõ tình hình tài chính cá nhân mà còn có định hướng để cải thiện dài hạn.

Giải pháp Phúc Lợi Đầu Tư – Tạo động lực, gia tăng cam kết

Đầu tư hiệu quả, gắn bó lâu dài

Điểm nhấn trong giải pháp của Stag là Giải pháp Phúc Lợi Đầu Tư, cho phép nhân viên tham gia các chương trình đầu tư an toàn và hiệu quả. Đây không chỉ là công cụ xây dựng nền tảng tài chính vững chắc mà còn là động lực để nhân viên cống hiến và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Giải pháp Phúc lợi đầu tư của Stag giúp nhân viên dễ dàng đầu tư trên ứng dụng di động
Giải pháp Phúc lợi đầu tư của Stag giúp nhân viên dễ dàng đầu tư trên ứng dụng di động

Cố vấn tài chính cá nhân hóa – Đồng hành dài hạn

Bên cạnh đó, Stag cung cấp dịch vụ cố vấn đầu tư cá nhân hóa, đồng hành cùng nhân viên trong hành trình tài chính của họ. Mỗi kế hoạch được thiết kế riêng dựa trên mục tiêu và nhu cầu cụ thể, đảm bảo mang lại hiệu quả tối ưu. Với sự hỗ trợ từ các chuyên gia Stag, nhân viên sẽ tự tin hơn trong việc hoạch định và đạt được các mục tiêu tài chính cá nhân.

Kết luận

Xu hướng nhảy việc của Gen Z có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều doanh nghiệp trên thị trường. Ở đó, các giải pháp về phúc lợi cho nhân viên của Stag có thể sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp và sự hài lòng của nhân viên, xây dựng sự gắn kết và giữ chân nhân viên một cách hiệu quả.

Xem thêm