Một số khái niệm cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Chứng khoán là một kênh đầu tư hấp dẫn, có thể mua bán và kiểm soát như tiền. Hãy cùng đi qua những khái niệm cơ bản của chứng khoán để có những cái nhìn toàn cảnh nhất về thị trường này.

Một số khái niệm cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là một lĩnh vực quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu, nơi mà các công ty, nhà đầu tư và các tổ chức giao dịch và đầu tư vào các công cụ tài chính. Đối với những người mới tiếp cận lĩnh vực này, việc hiểu và nắm vững các khái niệm cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán là vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, Stag sẽ cung cấp các khái niệm cũng như chỉ ra cách vận hành và kiếm lời từ thị trường đầy hấp dẫn này.

Thị trường chứng khoán là gì?

Như việc bạn muốn mua thịt, cá, bạn sẽ cần tìm đến thị trường kinh doanh những mặt hàng này. Đó là chợ.

Tương tự, để thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán, cũng cần có thị trường chứng khoán để vận hành.

Thị trường chứng khoán là nơi phát hành giao dịch mua bán, trao đổi các loại cổ phiếu chứng khoán và được thực hiện chủ yếu tại sở giao dịch chứng khoán hoặc thông qua các công ty môi giới chứng khoán. Gồm 2 loại: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

Thị trường sơ cấp là nơi cổ phiếu lần đầu phát hành từ công ty để hút một nguồn vốn đầu tư, điều này giúp họ có thể huy động một số vốn trên thị trường chứng khoán.
Người mua chủ yếu: các tổ chức lớn hay quỹ đầu tư

Thị trường thứ cấp là nơi cổ phiếu được mua bán lại sau khi phát hành sơ cấp. Người mua tại thị trường sơ cấp sẽ tiến hành mua bán đối với các nhà đầu tư chứng khoán khác trên thị trường. Chính vì thế sẽ không có tiền mới được sinh ra mà chỉ là thay đổi quyền sở hữu cổ phiếu giữa người mua và bán.

Người mua chủ yếu: các nhà đầu tư cá nhân.

Còn chứng khoán có nghĩa là gì

Bạn đã biết thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán. Nhưng chứng khoán là gì? Liệu có phải là cổ phiếu hay không? Về cơ bản, đúng nhưng chưa đủ. Hãy xem qua định nghĩa dưới đây.

Thị trường chứng khoán có những ai?

Về mặt cơ bản, thị trường chứng khoán sẽ gồm có:

Sở giao dịch và sàn giao dịch

Vai trò: Xây dựng và phát triển một thị trường chứng khoán có tổ chức, tự do, công minh cũng như đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.

Hiện nay, Việt Nam có sở GDCK TP. Hồ Chí Minh và sở GDCK Hà Nội (Đây là 2 công ty con thuộc Sở GDCK Việt Nam).

Cách vận hành cơ bản của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán sẽ vận hành ra sao, dựa trên những quy tắc chủ yếu nào? Điều gì ảnh hưởng đến giá cả của thị trường chứng khoán. Dưới đây là 3 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự vận hành của thị trường chứng khoán:

Dựa vào những quy tắc trên, thì cách phổ biến để kiếm lời từ chứng khoán chính là dựa vào sự chênh lệch giá (”mua thấp, bán cao”). Hãy cùng nhìn ví dụ cụ thể dưới đây:

Doanh nghiệp niêm yết

Dẫu rằng bạn có thể tìm thấy rất nhiều doanh nghiệp yêu thích ngoài kia và mong muốn sở hữu cổ phiếu của công ty ấy thì có một sự thật là, chưa chắc bạn có thể mua được. Lý do là vì, doanh nghiệp này chưa được niêm yết.

Để bạn hay công chúng có thể thoải mái mua cổ phiếu của công ty A trên sàn thì công ty A này cần trở thành doanh nghiệp đại chúng (public company) thông qua việc niêm yết. Có nghĩa là công ty có nhu cầu gọi vốn từ công chúng thông qua việc mua bán cổ phiếu và đáp ứng đủ những điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng.

Bạn sẽ thường thấy cụm từ IPO xuất hiện trên báo chí, thì cụm từ này là một giai đoạn quan trọng trong việc đưa công ty lên sàn chứng khoán.

Khi đã trở thành doanh nghiệp niêm yết, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, đây được coi là hình thức phát triển cao nhất của một doanh nghiệp.

Cổ phiếu là gì? Cổ phiếu thưởng là gì?

Cổ phiếu cũng là một loại chứng khoán. Cụ thể, cổ phiếu đóng vai trò xác nhận quyền sở hữu cổ phần của một công ty. Khi bạn mua cổ phiếu của một công ty, đồng nghĩa với việc bạn đã trở thành cổ đông của công ty phát hành cổ phiếu đó và sở hữu một phần công ty.

Cổ phiếu được chia ra làm nhiều loại như Cổ phiếu phổ thông (common share), Cổ phiếu ưu đãi (preference share), Cổ phiếu quỹ, Cổ phiếu penny, Cổ phiếu Bluechips, Cổ phiếu OTC

Ngoài ra còn có Cổ phiếu thưởng ESOP (Employee Stock Ownership Plan): cổ phiếu đặc biệt được phát hành dành riêng cho cán bộ nhân viên có đóng góp lớn với doanh nghiệp với mức giá ưu đãi hơn rất nhiều so với thị trường. Doanh nghiệp phát hành ESOP mục đích giữ chân được các nhân sự có năng lực.

Cổ đông là ai?

Hỏi: Nếu mình đầu tư chứng khoán vào doanh nghiệp thì có phải là sẽ được sở hữu doanh nghiệp đúng không?

Đáp: Đúng vậy, tuy nhiên, bạn sẽ sở hữu một phần doanh nghiệp thôi. Và bạn được xem là cổ đông của doanh nghiệp đó

Vậy thì, cổ đông là ai, được định nghĩa ra sao?

Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.

Làm thế nào để có thể trở thành cổ đông?

Có 2 trường hợp để bạn trở thành cổ đông của 1 doanh nghiệp:

1.Bạn góp vốn để sáng lập công ty

2.Công ty đã thành lập và chào bán cổ phần. Bây giờ bạn mới mua cổ phần để tham gia vào hoạt động của công ty.

Với trường hợp 2, bạn có thể mua cổ phần của công ty đó qua hình thức chứng khoán. Việc mua chứng khoán của các doanh nghiệp đồng nghĩa bạn đang sở hữu 1 phần doanh nghiệp đó và có thể hưởng những thành quả lao động từ doanh nghiệp ấy.

Cổ tức là gì?

Vì sao Stock Edu cho rằng bạn nên tìm hiểu về cổ tức? Vì đối với các nhà đầu tư mới, việc tìm hiểu về cách chi trả cổ tức của công ty trước khi bắt đầu giao dịch cổ phiếu là một điều hết sức quan trọng. Việc này cũng một phần phản ánh tình hình hoạt động của công ty trong thời gian qua và bạn sẽ dễ dàng hoạch định chiến lược đầu tư hơn.

Định nghĩa: Cổ tức (Dividend) có nghĩa là khoản lợi nhuận ròng mà mỗi công ty trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc tài sản khác có giá trị tương đương. Trong đó, lợi nhuận ròng là số tiền mà tổng doanh thu trừ đi các khoản chi phí và thuế.

Các hình thức chi trả cổ tức Căn cứ theo khoản 3, Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định về việc trả cổ tức:

“Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, bạn có thể hiểu đơn giản là các công ty hiện đang áp dụng các hình thức chi trả cổ tức phổ biến là: trả cổ tức bằng cổ phiếu, tiền mặt hoặc tài sản khác có giá trị tương ứng.

Vốn hóa thị trường (Market Capitalization) là gì?

Định nghĩa: Vốn hóa thị trường (VHTT) (hay Market Capitalization) là tổng giá trị hiện tại của các tất cả cổ phiếu đang được công ty lưu hành trên thị trường. Cũng có thể hiểu, VHTT của một doanh nghiệp xác định bằng tổng số tiền phải bỏ ra để mua lại doanh nghiệp đó theo giá thị trường tại thời điểm mua.

Giá trị VHTT của phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành và giá thị trường của cổ phiếu. Trong đó, giá cổ phiếu chịu tác động bởi nhiều yếu tố như yếu tố cung cầu, lãi suất, lạm phát,… Vì vậy, giá trị VHTT của một doanh nghiệp có thể biến động tăng giảm theo từng thời điểm khác nhau chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị thực sự hay hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Cách tính vốn hóa thị trường:

Chỉ số chứng khoán là gì?

Khi đầu tư chứng khoán, việc hiểu về các chỉ số là điều rất quan trọng. Qua đó có thể giúp bạn nhìn nhận được tình hình thị trường chung và đưa ra những giao dịch sáng suốt hơn.

Định nghĩa: Chỉ số chứng khoán là chỉ số phản ánh mức độ thay đổi giá của một nhóm cổ phiếu cụ thể so với thời kỳ gốc, qua đó thể hiện xu hướng của thị trường.

Đây là giải pháp để theo dõi hoạt động của một nhóm tài sản theo cách chuẩn hóa vì chỉ số phản ánh thị trường chứng khoán, lĩnh vực, phân khúc địa lý cụ thể hoặc bất kỳ khu vực nào khác trên thị trường. Các tiêu chuẩn này đang được phát triển một cách minh bạch và các phương pháp được xây dựng rõ ràng.

Một số chỉ số thị trường chứng khoán của Việt Nam

  • VN-Index: chỉ số đại diện tiêu biểu nhất cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Nó phản ánh mức độ biến động giá của tất cả các mã chứng khoán trên sàn HOSE so với thời điểm gốc.
  • VN30: thể hiện mức độ thay đổi giá của rổ cổ phiếu VN30 – nhóm 30 doanh nghiệp hàng đầu trên sàn HOSE. Chỉ số này phản ánh khoảng 80% giá trị toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • HNX-Index: biểu thị mức biến động giá của toàn bộ các cổ phiếu được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
  • HNX30: Tương tự như VN30, HNX30 phản ánh sự thay đổi về giá của nhóm cổ phiếu HNX30, tức 30 công ty có vốn hoá lớn nhất trên sàn HNX.
  • UPCOM: Chỉ số Upcom thể hiện mức độ giao động giá của toàn bộ cổ phiếu được niêm yết trên sàn Upcom. Đây là sàn chứng khoán dành riêng cho những doanh nghiệp không đủ điều kiện niêm yết trên 2 sàn HNX và HOSE.
  • Ngoài ra còn có: VN100, VNMidcap, VNSmallcap, VNAllShare, VNFin Lead, VNFin Select, VN Diamond, VNX AllShare, VNSI

Tổng kết

Bạn vừa đi qua những khái niệm cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Đây đều là những khái niệm quan trọng mà Stag tin rằng bạn cần nắm vững trước khi tham gia đầu tư.

THAM GIA CỘNG ĐỒNG HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN STOCK EDU
- Khóa học được thiết kế bởi đội ngũ chuyên gia về tài chính
- Giao diện thân thiện, đơn giản hóa kiến thức cho người mới
- Sàn ảo hỗ trợ thực hành giao dịch, đầu tư chứng khoán